Từ nguồn thuỷ sinh ở đại dương, sông ngòi, nước mắm trở thành thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt xưa và nay.
Không phải ngẫu nhiên mà nước mắm được tôn vinh là “linh hồn” ẩm thực Việt. Thứ gia vị đặc trưng của người dân 3 miền nhìn thì mộc mạc, giản đơn nhưng lại là sự chắt lọc tinh tuý cả về hương và sắc.
Nước mắm ngon trước tiên phụ thuộc vào nguyên liệu. Thực tế, bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng làm nước mắm. Nhưng những ai gắn bó với nghề làm gia vị truyền thống này đều hiểu rằng, chỉ cá cơm mới cho ra những giọt mắm thơm ngon, độ đạm hài hòa và giá trị dinh dưỡng cao.
Nước Mắm Chi Ninh Cà Ná
Nước mắm luôn hiện hữu trên mâm cơm của người Việt.
Trong quá trình ủ, lên men, protein từ cá thủy phân thành axit amin hay còn gọi là độ đạm. Trong nước mắm có hơn 13 tuýp acid amin như: valin, methionine, pheylalanin, alanine, isoleucine và lysine. Trong đó, lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao.
Theo TS. BS. Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, một trong những kết quả rất quý của quá trình lên men nước mắm là làm tăng hàm lượng vitamin B1, B2, PP và B12.